Những năm gần đây, hàng loạt các cơ sở làm đẹp mọc lên và cùng với đó là việc đào tạo nghề làm đẹp cùng nở rộ một cách ồ ạt. Vậy đâu là hướng đi đúng cho những người muốn học chăm sóc sắc đẹp? – Mời bạn cùng tác giả tìm hiểu nội dung bài viết này nhé!

1. Nghề chăm sóc sắc đẹp là gì?

Nghề chăm sóc sắc đẹp là nghề làm đẹp cho con người. Đây là một trong những nghề có tuổi đời còn khá non trẻ trong hệ thống nghề nghiệp Việt Nam. Hiện nay, nghề Chăm sóc sắc đẹp đã được nhà nước công nhận và đưa vào giảng dạy trong các trường học dưới sự quản lý của Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội.

Chuyên viên hay kỹ thuật viên Chăm sóc sắc đẹp là những người sử dụng mỹ phẩm và thiết bị công nghệ cao tác động đến cơ thể khách hàng nhằm đáp ứng mong muốn làm đẹp của mỗi người.

học chăm sóc sắc đẹp

2. Cơ hội phát triển nghề Chăm sóc sắc đẹp

Học viên ngành Chăm sóc sắc đẹp (hay ngành Thẩm mỹ, Làm đẹp) sau khi tốt nghiệp có cơ hội việc làm rộng mở từ thành thị đến nông thôn, có khởi nghiệp/làm việc trong nước hoặc lao động xuất khẩu tại các nước phát triển trên thế giới.

2.1. Làm kỹ thuật viên tại các Spa

Sau khi đã vững tay nghề của một chuyên ngành làm đẹp, bạn có thể trở thành một kỹ thuật chuyên nghiệp làm việc tại các cơ sở thẩm mỹ hay spa. Với việc thực hiện đúng, đầy đủ theo tiêu chuẩn đẹp, an toàn tại cơ sở làm việc, đồng thời nâng cao năng lực chuyên môn với kinh nghiệm thực tế “mắt thấy – tai nghe – tay làm” qua mỗi ngày làm việc.


2.2. Lao động xuất khẩu tại các quốc gia phát triển

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, các kỹ thuật viên tay nghề cao trong ngành Thẩm mỹ có thể lao động xuất khẩu sang các nước phát triển như Nhật, Hàn, Mỹ, Đức,… với môi trường làm việc tốt và mức lương hấp dẫn. Nếu trình độ chuyên môn của bạn đủ vững chắc thì thu nhập lên đến vài chục triệu đồng/tháng là điều hoàn toàn có thể.

2.3. Tự mở Spa làm đẹp

Sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Chăm sóc sắc đẹp, khá nhiều bạn chọn cho mình con đường mở cơ sở thẩm mỹ với dịch vụ Nail – Nối Mi, Phun xăm, Tạo mẫu Tóc hay Massage của riêng mình.


Làm chủ hay điều hành các cơ sở thẩm mỹ còn giúp bạn phát huy nhiều kỹ năng tiềm ẩn như: kỹ năng quản lý thời gian, quản lý nhân sự, kỹ năng giao tiếp hay khả năng làm chủ tài chính. Đây chính là tiền đề để bạn tích lũy kinh nghiệm và thành công với những hoạt động kinh doanh lớn hơn trong tương lai.

2.4. Trở thành Chuyên viên tư vấn làm đẹp

Tại những cơ sở trung tâm thẩm mỹ, bạn là người đầu tiên tiếp xúc, đưa đến cho khách hàng những lời khuyên hữu ích với dịch vụ làm đẹp phù hợp nhất.

học chăm sóc sắc đẹp
Để đảm nhiệm tốt công việc này, bạn cần hội tụ đầy đủ các yếu tố: Hiểu biết sâu về chuyên môn, nắm bắt tâm lý khách hàng, kỹ năng chốt sale dịch vụ/sản phẩm, kỹ năng lập hồ sơ khách hàng và thiết lập báo cáo theo ngày/tuần/tháng,…

3. Học phí học chăm sóc sắc đẹp

Học phí là vấn đề khá nhiều bạn quan tâm khi bắt đầu tìm hiểu về ngành học Chăm sóc sắc đẹp. Hiện tại hệ thống đơn vị đào tạo cho chuyên ngành này khá lớn với mức phí đa dạng – từ vài triệu đến vài chục triệu, và thậm chí là cả trăm triệu đồng cũng là con số để bắt đầu.

Trước khi bàn về con số cần đầu tư, theo tác giả, bạn nên tìm hiểu về mục tiêu học của mình trong ngành này. Cụ thể, bạn cần xác mình thích làm cụ thể công việc gì, mức thu nhập mong muốn trong tương lai định mức có thể chi trả cho việc học nghề là bao nhiêu.

Sau khi thỏa mãn tất cả các câu hỏi trên bạn hãy tìm hiểu và lựa chọn cho mình một trường đào tạo chăm sóc sắc đẹp uy tín với mức phí phù hợp để theo học.

Tại sao tác giả lại khuyên các bạn nên chọn trường thay vì chọn cơ sở để học nghề này? Bởi đơn giản, trường học là nơi đào tạo chuyên sâu với hệ thống kiến thức bài bản, chuẩn y khoa, đội ngũ giảng viên hầu hết là chuyên gia đầu ngành, cũng như trang thiết bị đạt tiêu chuẩn cho việc dạy học chuyên ngành Thẩm mỹ.

Bên cạnh đó, mức học phí đào tạo tại các trường Trung cấp hoặc Cao đẳng chuyên ngành Chăm sóc sắc đẹp sẽ theo quy định chung của nhà nước, dao động chỉ 1.100 – 1.400 nghìn đồng/tháng. Đây là mức chi phí đầu tư khá vừa sức để các học viên theo đuổi niềm đam mê với công việc “làm đẹp cho con người” của mình.

học chăm sóc sắc đẹp
Tác giả hi vọng rằng, bài viết này đã phần nào giúp các bạn đang mong muốn “dấn thân” vào Nghề chăm sóc sắc đẹp có thể hiểu rõ hơn về công việc mà mình đang theo đuổi. Chúc bạn lựa chọn được đơn vị đào uy tín, phù hợp và thành công trên con đường mà mình lựa chọn!
-> Đăng ký xét tuyển ngành Chăm sóc sắc đẹp – Trường Cao đẳng Y Hà Nội

Bài trướcHiện tượng cháy tê trong phun môi thẩm mỹ
Bài tiếp theoMẹo vặt xử lý tóc con mọc nhiều

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây