Móng được cắt tỉa gọn gàng là tiêu chí đầu tiên giúp tạo ra một mẫu Nail đẹp. Tuy nhiên, không phải thợ Nail nào cũng hiểu rõ điều này và biết “nhặt da” an toàn, đúng tiêu chuẩn.”. “Nhặt da tay và da chân đúng kỹ thuật” thực chất là gì? – Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời đầy đủ nhất.
1. Nhặt da là gì?
Nhặt da thực chất là việc cắt da thừa xung quanh móng, giúp móng gọn gàng hơn. Thông thường, các thợ nail sẽ lấy vùng da sát móng nhất, với chiều rộng khoảng 1 đến 2mm.
Kỹ thuật nhặt da luôn là yếu tố quan trọng trong quy trình làm móng nhờ một số tác dụng như:
- Tẩy tế bào chết quanh móng, đẩy lùi vi khuẩn và bụi bẩn
- Giúp móng tay gọn gàng hơn
- Giúp việc vẽ móng trở nên thuận lợi, cho thành quả bộ móng nổi bật và lung linh.
2. Những dụng cụ nhặt da cơ bản
Trong thao tác nhặt da, dụng cụ quan trọng nhất là là kìm cắt da. Trước khi tiến hành nhặt da, bạn nên mài cho kìm đủ sắc, giúp việc cắt da được gọn lẹ hơn.
Hiện nay, hầu hết các tiệm mỹ phẩm đều có bán loại kìm này. Bạn có thể mua lẻ hoặc “sắm” cho mình một bộ dụng cụ làm móng đầy đủ bao gồm:
- Bấm móng loại lớn
- Bấm móng loại nhỏ
- Kìm cắt da
- Nhíp
- Kéo tỉa lông mày
- Giũa móng
- Dụng cụ làm sạch da
- Cây lấy khóe
3. Hướng dẫn nhặt da đúng cách trong Vẽ móng nghệ thuật
Bước 1: Cho khách ngâm chân/tay cần vẽ móng
- Ngâm chân/tay trong nước ấm để làm mềm da và lớp biểu bì thừa
- Bôi một lớp kem tẩy da chết xung quanh móng để vùng da quanh móng tay mềm ra, sau đó dùng kìm bấm nhẹ hoặc dùng thành gỗ đẩy qua đẩy lại.
- Khi các lớp biểu bì đã bong ra, chúng ta tiến hành nhặt sạch da và các biểu bì vùng đó
Bước 2: Tiến hành nhặt da
Với bước này, bạn hãy nhặt phần da chết thừa ở mỗi ngón tay từ bên này qua bên kia.
Bước 3: Cắt móng
- Đầu tiên, hãy xác định vị trí cắt móng và độ dài của móng trước khi cắt.
- Tư thế cắt móng: Đặt kìm lên cạnh móng sao cho lưỡi của kìm cong, một tay giữ đầu móng hơi nghiêng để tăng diện tiếp xúc giữa kìm và da, ngón trỏ đặt dưới móng khách hàng thành điểm tựa thay vì kê dưới đầu kim.
- Hãy bắt đầu với việc bóp kìm thật nhẹ để đảm bảo điểm đặt cắt móng thật chính xác. Với bước này, bạn cần chú ý điều chỉnh kìm nếu cảm thấy không thoải mái và cắt thật dứt khoát để móng không bị nham nhở. Thông thường, các thợ Nail phải cắt ít nhất 2 đến 3 lần để có chiếc móng thật gọn gàng.
- Nên cắt theo đường cong của móng và cắt thật cẩn thận, chính xác vì chiếc kìm sắt có thể làm tổn thương phần da xung quanh móng.
- Làm tương tự với các móng còn lại, đồng thời loại bỏ phần da chết và xước măng rô là đã có một ngay một bộ móng sạch sẽ, gọn gàng. Sau đó, thực hiện giũa móng và phào mặt móng đế giúp móng láng mịn.
4. Quy trình nhặt da chi tiết
Để giúp các thợ Nail mới vào nghề và thợ Nail tương lai hình dung cụ thể nhất, chúng tôi chia quy trình nhặt da thành 10 bước nhỏ dưới đây:
- Bước 1: Ngâm tay và chân bằng nước ấm
- Bước 2: Bôi kem hoặc gel làm mềm viền móng và bề mặt móng
- Bước 3: Đẩy da chết
- Bước 4: Làm tròn chân móng và đẩy da chết chân móng
- Bước 5: Nhặt da
- Bước 6: Cắt tỉa from móng
- Bước 7: Dũa from
- Bước 8: Vệ sinh và rửa toàn bộ móng tay sạch một lần nữa và bôi dưỡng (nếu khác không sơn)
- Bước 9: Mài nhám toàn bộ bề mặt móng và vệ sinh bụi bẩn bằng cồn (nếu khách hàng làm móng sơn gel)
- Bước 10: Hoàn thiện móng cho tay và chân.
Bài viết trên hy vọng đã giúp bạn hiểu cơ bản khái niệm nhặt da cũng như nắm được cách nhặt da tay và da chân đúng kỹ thuật. Chúc các các bạn thành công với con đường mình lựa chọn và hoàn thành những tác phẩm móng nghệ thuật thật đẹp mắt nhé!