Da là bộ phận quan trọng, có nhiệm vụ bao bọc và bảo vệ cơ thể tránh khỏi những tác động từ môi trường. Làn da của mỗi người có thể “nhiễm bệnh” như mụn, nám, hay lão hóa sớm bởi những nguyên nhân từ cả ngoại cảnh và yếu tố sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, bạn hãy luôn đảm bảo hiểu và chăm sóc da một cách chủ động nhất với việc nắm chắc những yếu tố ảnh hưởng đến làn da được được các chuyên gia chia sẻ ngay sau đây nhé!

các yếu tố ảnh hưởng đến làn da

1. Khái quát về chức năng

Da là cơ quan của hệ bài tiết, có nhiệm vụ bao bọc, che chở cho cơ thể tránh khỏi sự tác động, ảnh hưởng không có lợi đến từ môi trường bên ngoài.

Bên cạnh đó, da còn có chức năng điều hòa nhiệt độ, tổng hợp vitamin B, D và được coi là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể con người.

2. Cấu tạo của da

2.1. Lớp biểu bì

Tầng sừng: Tầng rất mỏng ngoài cùng này là “nơi cư trú” của các tế bào đã chết. Chúng được xếp sít nhau và rất dễ bong ra.
Tầng tế bào sống: Tầng tế bào sống được cấu thành từ các tế bào chứa hạt sắc tố tạo nên màu da. Các tế bào này có khả năng phân chia để tạo thành tế bào mới. Trong đó, một số tế bào sống phân hóa thành tế bào sinh lông và tế bào sinh móng.

2.2. Lớp trung bì

Lớp trung bì (hay lớp bì) được cấu tạo từ các sợi mô liên kết bền chặt, với sự góp mặt của mạch máu, dây thần kinh và các thụ quan:

Tuyến nhờn: Nhiệm vụ của tuyến nhờn là tiết chất nhờn, tạo thành lớp bao phủ trên bề mặt da, giúp da mềm mịn, không bị thấm nước và hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn từ môi trường ngoài.
Tuyến mồ hôi: Có 2 đến 3 triệu tuyến mồ hôi dạng chùm nằm ẩn dưới da, trong đó tập trung nhiều nhất ở bàn tay, bàn chân, nách, bẹn và vùng trán. Tuyến này có nhiệm vụ tiết mồ hôi (chứa các chất thải bã được lọc ra từ máu), từ đó điều hòa thân nhiệt, giúp cơ thể luôn giữ ở mức nhiệt độ cân bằng.
Lông và các phụ quan liên quan: Lông có thành phần bao gồm: chân lông, bao lông và cơ co chân lông. Cơ co chân lông có nhiệm vụ giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh với cơ chế co lại khi nhiệt độ hạ thấp, làm lông dựng đứng lên, lỗ chân lông được se khít, không cho hơi ấm trong cho cơ thể bay ra ngoài không khí.

2.3. Lớp hạ bì

Lớp hạ bì hay còn có tên gọi là lớp mỡ dưới da với cấu tạo gồm các thành phần sau đây:

Mô mỡ: Bảo vệ da khỏi những tác động cơ học, đồng thời giữ nhiệt, dự trữ năng lượng.
Dây thần kinh: Giúp da nhận biết những kích thích từ môi trường
Mạch máu: Giúp da trao đổi chất với cơ thể

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến làn da

3.1. Yếu tố bên ngoài

Tia tử ngoại: Tia tử ngoại (hay tia UV) là một bức xạ điện từ mặt trời hay các nguồn nhân tạo (từ màn hình máy tính, điện thoại, bóng đèn,…). Đây là một trong những thủ phạm nguy hiểm hàng đầu đối với làn da.

các yếu tố ảnh hưởng đến làn da
Sự thay đổi độ pH trên da: Trên bề mặt da có một lớp màng acid bảo vệ da. Khi dùng các sản phẩm có độ pH quá thấp sẽ vô tình làm phá vỡ màng bảo vệ này. Khi lớp bảo vệ bị mất sẽ phát sinh các vấn đề thương tổn như mụn, da khô, dễ mất nước, dễ dị ứng, tăng kích thích tuyến dầu (do mất cân bằng) dẫn tới tình trạng da tiết quá nhiều dầu.
Ô nhiễm môi trường: Các độc tố như chất thải công nghiệp của nhà máy, khói xăng xe,… xâm nhập vào làn da làm tăng sinh các sắc tố da, phá vỡ bề mặt cấu trúc da. Đây là nguyên nhân gây nên tình trạng lão hóa da, khô da và kích ứng da.
Sử dụng mỹ phẩm không không an toàn: Việc sử dụng mỹ phẩm quá đà khiến lỗ chân lông bị bít tắc, dẫn tới da khó thở, khó lưu thông và giảm khả năng phục hồi tái tạo. Không chỉ vậy, sử dụng các loại mỹ phẩm, kem dưỡng không rõ nguồn gốc xuất xứ còn là tác nhân gây ra một số bệnh lý về da như: rám má, trứng cá, viêm da,…

các yếu tố ảnh hưởng đến làn da

Chăm sóc da không đúng cách:
Một số lỗi trong chăm sóc da mà nhiều người thường mắc phải như:
+ Rửa mặt bằng nước quá nóng vào mùa đông
+ Rửa mặt quá kĩ nhiều lần trong ngày
+ Tẩy da chết tần suất quá dày (hơn 1 lần/tuần)
+ Sử dụng kem dưỡng không phù hợp với làn da
+ Sử dụng kem làm trắng da nhưng không sử dụng kem chống nắng
Những lỗi cơ bản này đều là nguyên nhân khiến da dễ bị kích ứng, dẫn tới nổi mụn, mẩn ngứa và những hệ quả nghiêm trọng hơn nếu không có sự điều chỉnh kịp thời.

3.2. Yếu tố bên trong

Rối loạn nội tiết: Thay đổi nội tiết là nguyên nhân chính hình thành mụn trứng cá ở tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt là lứa tuổi dậy thì. Ngoài ra, sau tuổi 30, nội tiết tố thay đổi làm suy giảm sự đàn hồi của làn da, khiến da nhanh lão hóa và gây nám da do sắc tố melanin bị kích thích sản sinh quá mức.

Chế độ ăn uống – sinh hoạt không hợp lý
Chế độ ăn uống không lành mạnh với việc sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích gây tổn thương collagen và elastin. Đây cũng là một yếu tố lớn dẫn tới tình trạng lão hóa sớm.
Bên cạnh đó, việc da tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng mặt trời hay môi trường công nghiệp cũng tạo điều kiện cho tia UV và các vi khuẩn tác động, khiến da bị xỉn màu, lão hóa, dễ nổi mụn và trở nên nhạy cảm.

Tâm lý căng thẳng: Tình trạng stress thường xuyên làm giải phóng các hormone căng thẳng – nguyên nhân chính khiến cho mụn trứng cá xuất hiện nhiều hơn. Không chỉ vậy, stress còn làm rối loạn chức năng miễn dịch và gia tăng quá trình sản xuất oxy gây lão hóa làn da.

các yếu tố ảnh hưởng đến làn da

Rối loạn tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa khiến cho cơ thể bị mất nước, rối loạn điện giải, từ đó trở nên xanh xao và mệt mỏi. Đây cũng chính là điều kiện cho các vi khuẩn có hại xâm nhập, phát triển mạnh, làm cho làn da trở nên xấu đi.

Với bài viết tổng hợp của chúng tôi, hi vọng các bạn đã có cái nhìn tổng quát về những yếu tố ảnh hưởng đến làn da. Bạn hãy cố gắng duy trì chế độ ăn uống – sinh hoạt khoa học, đồng thời chăm sóc và bảo vệ da đúng cách để hạn chế tối đa các bệnh lý/vấn đề về da nhé. Chúc các bạn luôn tràn đầy năng lượng tích cực và có một làn da khỏe đẹp!

Bài trướcPhương pháp giảm mỡ bụng an toàn, hiệu quả
Bài tiếp theoKỹ thuật phun lông mày Omber tạo hạt

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây